Thứ Năm, 23 tháng 9, 2010

TIẾN SỸ GỌI BỘ TRƯỞNG LÀ GIẶC !

     Tối nay, GIAVI vào chơi blog Nguyễn Xuân Diện, thấy cái tin có giặc phá thành, thất kinh bèn đọc. Đúng là thành bị phá thật. 
  Dân bán buôn như mình thì không dám gọi ông Bộ trưởng với bà Chủ tịch tỉnh là giặc. Thôi GIAVI mình cứ copy bừa rồi paste đại cho các bạn cùng đọc.
  Công nhận ông Tiến sỹ này cũng liều gớm, đã gọi mấy bác đầy tớ của ND kia là giặc lại còn rủa trời tru, đất diệt... kinh quá !!! có lẽ quá cay vì bị mấy ông bà kia công phá tan cái thành cổ, mà đã phá lại tốn cả chục tỷ bạc nên ông TS mới nói nên những lời căm tức như thế!
(nhân đây mình nói nhỏ, mấy anh em mà nhậnthầu phá rồi xây bờ tường và cái ụ như thế chắc chỉ hết 1 tỷ thôi !! he he)

GIẶC ÁC ĐÃ PHÁ XONG THÀNH NHÀ MẠC Ở TUYÊN QUANG


"Bỗng dưng muốn khóc" với thành Nhà Mạc ở Tuyên Quang

Nguyễn Thúy Quỳnh
Lần đầu tôi đến Tuyên Quang là năm 1987. Quyên chở tôi bằng xe đạp đi qua tường thành rêu phong khuất lấp sau những rễ si tua tủa đầy vẻ cổ kính, kiêu hãnh giới thiệu: Thành nhà Mạc đấy!
Quyên sinh ra và lớn lên ở Tuyên nên tự hào về cái thị xã xinh đẹp này lắm. Mà hình như tất cả những người Tuyên tôi gặp đều giống Quyên. Thành nhà Mạc là một phần niềm tự hào của họ.




Thành nhà Mạc ở Tuyên Quang được xây dựng từ thời nhà Mạc vào khoảng năm 1552, còn gọi là thành Tuyên Quang. Thành được xem là một biểu tượng lịch sử của vùng đất Tuyên Quang, được công nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia.


Những năm sau đó, tôi còn nhiều dịp trở lại thị xã Tuyên Quang, và nhìn thành nhà Mạc với cái nhìn của bạn tôi, thành kính ngưỡng mộ một thời lịch sử mà nhờ nó một phần của cái thị xã bé nhỏ này có một cái tên rất ấn tượng : Thành Tuyên.




Hôm qua trở lại, tôi và những người cùng đi bất ngờ đến sửng sốt trước cái vật thể này:







Được biết chúng là một phần của công trình tôn tạo trị giá 9,8 tỉ đồng từ nguồn vốn củaChương trình mục tiêu Quốc gia về văn hóa do Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch cấp. Sau nhiều tháng thi công, đã kịp chào mừng thị xã Tuyên Quang được nâng cấp lên thành phố, tháng 7 vừa qua.

Mấy văn nghệ sĩ Tuyên Quang đi cùng gọi là cái lò gạch. Dấu ấn cổ kính nhất của thành Tuyên hơn 450 năm tuổi bây giờ là cái "lò gạch" 1 tuổi.
Bao giờ được 450 năm nữa để nó bằng tuổi nó của... năm ngoái?

Quyên bây giờ theo chồng, không còn ở Tuyên nữa. Lướt blog của mình, nhìn thấy mấy cái ảnh này, Quyên có "bỗng dưng muốn khóc" không nhỉ? (xin lỗi nhé, lười nghĩ nên mượn cụm từ này!)

Chả lẽ tại mình dân trí thấp nên nhìn gà hóa cuốc thế, vì người ta bỏ gần chục tỉ chắc phải dự án dự iếc ngon lành lắm, chứ di tích quốc gia, ngân sách nhà nước, niềm tự hào của địa phương... có phải chuyện "oẳn tù tì ra cái gì ra... cái lò" đâu.
Chẳng biết hay dở, đúng sai thế nào...Chỉ thấy mình "bỗng dưng" muốn... post cho Quyên xem!









Trời ơi! Đây là một tội ác! Sao trời đất không chu diệt hết lũ giặc ác này đi!

Nhờ bà con tra giúp xem thời điểm ngày 2 tháng 1 năm 2009, những tên nào đang làm:
- Chủ tịch UBND tỉnh Tuyên Quang.
 Có phải là ả Lê Thị Quang?
- Bộ trưởng Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch. Có phải là tên Hoàng Tuấn Anh?
- Cục trưởng Cục Di sản văn hóa (thuộc cái bộ trên). Có phải là tên Đặng Văn Bài?


nhận xét:


Nặc danh nói...
Hình như Ô Quan Chưởng ở Hà Nội cũng có số phận tương tự như thế: http://tathy.com/thanglong/showthread.php?t=24341&page=30&pp=20.
Nguyễn Hữu Quý nói...
Hầu như cái ông Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh làm bộ trưởng chỉ có thành tích phá thì phải; tôi chưa thấy ông nào bết bát như ông này; đúng là lấy bọn người vô văn hóa làm công tác văn hóa thì không biết điều gì sẽ đến nữa!
Nặc danh nói...
Ông Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh đã có lần tán thành xây khách sạn 5 sao trong Đại Nội của Huế đấy! Thì chuyện ông cho phép " xây lò gạch" ở Tuyên Quang làm di tích văn hóa không có gì là lạ!
DzungLam nói...
Đâu chỉ mỗi Thành nhà Mạc ở Tuyên Quang bị giặc ác phá, cứ thử xem những di tích khác trên đất nước ta xem, gần như đều chung số phận. Văn hóa nằm cùng mâm với Du lịch thì còn gì là Văn hóa nữa. Cho nên mới "oẳn tù tì ra cái gì ra... cái lò"!
Khôi Nguyên nói...
không phải là vật thể lạ mà là sản phẩm " quái thai " của ngành văn hoá
Nặc danh nói...
Tiếc quá bác Diện à......
Nặc danh nói...
doc xong toi muon khoc
Nặc danh nói...
Công tác trùng tu di tích,đây la chuyện bình thường.Bà con không nhìn thấy tường mới và cũ rất rõ đó sao?Điều đó phù hợp với công nghệ bảo tồn di tích ở nươc ta nên dễ hiểu có nhiều công trình khác được tu bổ lại như vậy.
Nặc danh nói...
Đề nghị TS chuyển bài Người con gái Thành Tuyên sang bên này giúp. Thanks Huy Lê
Nặc danh nói...
Từ HTA và LTQ không khéo sinh ra nhiều Chí phèo Thị Nở ở cái lò gạch hoành tráng này? Đây là hậu quả của "Tái cấu trúc" áp dụng vào di tích lịch sử.
Nguyễn Xuân Diện nói...
Một độc giả Nặc danh nói: Một cái cổng thành nhà Mạc ở Thành Cổ Sơn Tây cũng bị phá đi xây mới như cái lò gạch này. Tất thảy những kẻ này đều bị quả báo .thời bao cấp ở quê tôi có một đôi nam nữ là bí thư đoàn thanh niên và chủ tịch tiểu khu (cấp phường ngày nay )chỉ đạo phá Đình ,Chùa còn tự tay buộc tượng kéo lê trên đường ra sông thả sau đó 2 người này hóa điên tư trói nhau vào làm một nhảy xuống sông và còn rất nhiều kẻ phá Đình ,Chùa đều có kết cục thảm hại thậm chí đến đời con cháu của kẻ đó vẫn còn bị quả báo bị người dân nhìn với con mắt khinh bỉ .
Tuât nói...
CHỦ TỊCH TÊN LÀ CHIẾN Ạ! Ả NÀY LÀ BÍ THƯ TỈNH UỶ Ạ.
Nguyễn Xuân Diện nói...
Bạn Tuất ơi, Lúc đó ả Quang là Chủ tịch UBND tỉnh. Còn sau Tháng năm 2009, thì Ả Quang nghỉ, tay Đỗ văn Chiến mới lên thay trong một hội nghị bất thường!
tooanh nói...
Chẳng khác gì chuyện Bí thư tỉnh ủy Bắc Giang tuyên bố năm 1990 là sẽ cho tu tạo lại đoạn thành Xương Giang cuối cùng còn sót lại. Nay thì đoạn thành ấy đã được phân lô bán cho dân xxay nhà để ở. Thế là hình thành xóm Bờ Thành ngay trong òng TP Bắc Giang. Tiếc, tiếc quá ! Tô Oanh
Khôi Nguyên nói...
Thông tin thêm về quá trình tu bổ di tích. Lưu ý: Nhân Ngày Di sản văn hoá Việt Nam 23-11 Báo Tuyên Quang Online Thứ hai, 23/11/2009 - 09:42" GMT+7 http://www.baotuyenquang.com.vn/Page2.asp?lang=V&func=newsdetail&newsid=19746&CatID=142&MN=142
Nặc danh nói...
Toi thi thay no chang giong cai gi ca. Goi cho chinh xac thi no la 1 cai "quai thai" May ngan nam mua gio, loan lac cha sao, the ma chi may hom la nguoi ta pha tan ngay ca 1 cai thanh. Than oi, dung la giet dan ! _______ NTD
Hương LOD nói...
Phá thành cổ nhà Mạc: TỘI ÁC! TỘI ÁC.VÔ HỌC!VÔ HỌC
Nặc danh nói...
1 lũ vừa ngu si, vừa vô văn hóa và khốn nạn mới đối xử như vậy với các di tích lịch sử của đất nước. Chúng bậy trò tu sửa mới rút được tiền đút túi. Tổ Tiên linh thiêng xin hãy trừng phạt chúng. Nhưng nhũng gì mất đi không bao giờ lấy lại được nữa rồi! Đau đớn quá!
Nguyễn Hữu Sơn nói...
Tôi không nghĩ người mình còn man rợ như vậy. Ra đường vẫn thấy họ cười nói vui vẻ và bắt tay nhau rất chặt. Hóa ra vì họ đang làm được những điều mạn rợ nhất thế giới như vậy nên họ ăn mừng.
============================================

PHỤ LỤC: BÀI VIẾT CỦA NHÀ BÁO ĐỖ DOÃN HOÀNG TRÊN BÁO LAO ĐỘNG

http://www.laodong.com.vn/Tin-Tuc/Bien-di-tich-400-tuoi-thanh-1-ngay-tuoi/13939
TRÙNG TU TÔN TẠO THÀNH NHÀ MẠC (TUYÊN QUANG):

Biến di tích 400 tuổi thành... 1 ngày tuổi!
Thứ Năm, 23.9.2010 | 07:16 (GMT + 7)





(LĐ) - Thành nhà Mạc (thành Tuyên Quang) tính đến nay đã trải qua 418 năm tồn tại, dẫu hoang phế song nó vẫn xứng đáng là một pho sử kỳ vĩ, một di tích lịch sử văn hoá cấp quốc gia. Thế rồi, thành Tuyên Quang được người ta lập dự án ngót chục tỉ đồng để “trùng tu tôn tạo”.   
Đổi hơn 400 năm cổ lấy cái “lò gạch”
Gạch rêu ố, chỗ đỏ au, tường thành nứt toác, cây dại phong kín, những chùm thân rễ si cổ thụ uốn lượn như mãng xà. Người Tuyên Quang có phong trào chụp ảnh cưới bên trăm năm cổ thành, nhiều hoạ sĩ, nghệ sĩ đã đoạt nhiều giải thưởng qua các tác phẩm “sáng tác” bên vẻ đẹp bể dâu hiếm có đó. Nay, bỗng dưng, hai cái cổng cũ của thành Tuyên Quang bị “gọt bỏ rêu phong”, đắp điếm gạch mới và bêtông sắt thép vào, đỏ son, mới tinh. Nhiều người yêu lịch sử, văn hoá, kiến trúc bày tỏ quan điểm rõ ràng: Việc “khoác tấm áo mới” cho cổ thành hôm nay đã khiến toà thành từng là “pháo đài thép” bên bờ sông Lô kia đã... “thất thủ” vĩnh viễn. Nó thất thủ sau ngót nửa thiên niên kỷ trụ vững trước bao nhiêu là binh lửa, giặc giã, mưa dập gió vùi.
Thành nhà Mạc trước khi trùng tu.
Thành nhà Mạc trước khi trùng tu.
Hiện nay, trên các trang mạng, đặc biệt là trong các câu chuyện của bà con Tuyên Quang, kể cả câu chuyện của cán bộ văn hoá tỉnh khi trả lời phỏng vấn PV Lao Động, ba chữ “cái lò gạch” được nhắc đi nhắc lại nhiều lần. Trùng tu, không lẽ là việc “làm mới di tích” thế ư? Sao lại đánh đổi bức cổ thành mỹ miều và hoang phế tuyệt diệu mà phải mất hơn 400 năm chúng ta mới có được kia lấy một cái “lò gạch một ngày tuổi”?
Anh Quang Minh - một nghệ sĩ chơi ảnh nổi tiếng ở thành phố Tuyên Quang, người đã 51 năm sống ở phường Tân Quang, nơi toà thành toạ lạc, người đã 20 năm cầm máy chụp ảnh cho các cặp uyên ương trong ngày cưới với phông nền là cổng cổ, tường thành cũ nhà Mạc... Gặp tôi, anh Minh chán ngán: Họ trùng tu kiểu gì, làm thành thấp lùn đi, xấu xí đi. Bà con bảo nó như cái lò gạch. Nhà văn Phù Ninh - nguyên Giám đốc Sở Văn hoá - Thông tin, nguyên Chủ tịch Hội Văn học nghệ thuật Tuyên Quang - thở dài: Trùng tu gì thì trùng tu, phải tôn trọng nguyên trạng của di tích chứ. Rồi ông già kiệm lời mang cho tôi xem một bức ảnh cổ thành ở phương Tây in trong cuốn lịch treo tường nhà ông: Đấy, ở nước ngoài, các bức tường thành cổ, họ để nguyên cây dại, gạch đá cũ, họ bảo vệ cho nó không sập giúp người sau thấy được bước đi, vẻ đẹp và sự khắc nghiệt của thời gian, của lịch sử in dấu trên di tích đó.
Người viết bài này có ít nhiều gắn bó với đất Tuyên Quang, lần nào chạm vào thị xã (mới “lên” thành phố được ít ngày), cũng sững người khi thấy các toà cổng, các tường thành rêu phong cổ kính của di tích quốc gia thành nhà Mạc. Giữa tấp nập “phồn hoa đô hội” thời mới, giữa một “đảo” (ngã tư) đường trung tâm có một phom cổng cổ (cổng Tây thành Tuyên Quang). Nó khiến ta nghĩ về một cõi u hoài, một sự cảm khái nao lòng, về số phận và lịch sử của miền địa linh nhân kiệt nằm gọn trong vòng tay ôm, tròn trịa, thân ái, tốt tươi của sông Lô đó. Ở Việt Nam còn quá ít các toà thành, các cổng thành cổ kiểu này. Thành Bắc Ninh thì không cho du khách vào thăm ngắm. Thành Sơn Tây còn lại 3 cổng thì bỗng dưng người ta “trùng tu” phá tan toà cổng đẹp nhất, nếu báo chí không lên tiếng thì hai cổng còn lại cũng sẽ bị “làm mới” theo đúng kế hoạch kiểu “đạn đã lên nòng”.
Đã có lần tôi dừng xe, đưa chính em gái mình đứng trong toà khum khum, nứt toác, xanh rì và cuồn cuộn cây dại của cổng Tây thành Tuyên Quang mà chụp ảnh, rồi lo lắng: Hy vọng họ sẽ không trùng tu cẩu thả, để làm mới di tích văn hoá, “bảo tàng” tự nhiên này (như thường thấy). Thật không ngờ, như các cụ nói, “phỉ phui cái mồm”, hôm nay trở lại, đã gặp hai cái lò gạch mới toe như lời bà con Tuyên Quang nói với tôi.
Tôi không bất ngờ, không khó hiểu, nhưng tôi thật sự bất bình.
và sau khi được
và sau khi được "rót" tiền tỉ để trùng tu. Ảnh: Đ.D.H.
“Quy trình” đánh tráo cây đèn Alađin
Làm việc với cán bộ hữu quan tỉnh Tuyên Quang về dư luận ầm ĩ xung quanh vụ cái lò gạch mới được đầu tư to tiền nhất tỉnh Tuyên Quang, chúng tôi mới giật mình: Dự án khoảng 9,8 tỉ đồng trùng tu thành nhà Mạc này đã được thực hiện rất “đúng quy trình”. Tiền từ “bộ” rót về đấy chứ. Tức là: Nhiều lần cử tri chất vấn ngành văn hoá tỉnh trong các kỳ họp Hội đồng Nhân dân (có văn bản kèm theo), rằng sao có tiền mà không trùng tu thành nhà Mạc, để nó nhếch nhác quá. Ngành văn hoá kết hợp với Cty tu bổ di tích ở trung ương lập kế hoạch, dự toán đủ thứ suốt gần hai chục năm. Rồi đưa lên Sở Kế hoạch - Đầu tư thẩm định. Rồi trình Uỷ ban Nhân dân tỉnh, trình Thường trực Tỉnh uỷ, xin thỏa thuận của Cục Di sản văn hoá, xin Bộ Văn hoá - Thông tin (nay là Bộ VHTTDL). Duyệt, cấp kinh phí, lập đủ ban bệ rồi mới “thi công”. Vẻ như, không có ai tùy tiện hay ngẫu hứng làm cho thành Tuyên “thất thủ” trước sự thiếu kiến thức hay quá khích “phá thành đào đất làm lò gạch” cả. Nhưng...
“Không hiểu sao bà con, cư dân trên mạng, kể cả những người trả lời phỏng vấn chúng tôi, những người thật sự yêu thành Tuyên Quang... đều thất vọng, bất bình, “nổi đoá” lên vì việc biến thành Tuyên thành cái... như là lò gạch nhỉ?” - tôi hỏi một cán bộ sở trực tiếp giữ toàn bộ hồ sơ, tham gia vụ “trùng tu tôn tạo” này từ đầu chí cuối, giữa lúc anh đang ôm tài liệu để trả lời nhà báo, thì anh nói: “Đúng là tôi có nghe, bà con bảo nó giống như cái lò gạch mới quá”. Nói rồi, anh cán bộ im lặng.
Chúng tôi ra giữa “đảo giao thông”, nơi toà cổng phía Tây tuyệt đẹp của thành Tuyên Quang đã biến mất hoàn toàn vẻ quyến rũ cách đây ít ngày. Một cổng thành như vừa được dựng lên bằng bìa cáctông để... diễn kịch “vẽ nhọ bôi hề” hiện ra. Có lẽ, Tuyên Quang là tỉnh duy nhất ở Việt Nam có một toà cổng thành hơn 400 năm tuổi lại nằm giữa cái bùng binh của ngã tư đường trung tâm của thành phố tỉnh lỵ như vậy. “Di tích 1 ngày tuổi” nằm trọn vẹn, tơ hơ ở đó, gạch mới đỏ au, tinh tươm, mới mẻ từ chân lên đầu, từ trong ra ngoài, gạch đá trét ximăng trắng lốp tứ bề. Xung quanh “đảo” là chi chít cọc bằng inox sáng choang. Cọc to, giữa các cọc có xích sắt to bằng ngón chân cái, buông chùng để... bảo vệ. Phải trèo qua hàng rào inox vào trong cổng thành, thì may ra bạn mới nhìn thấy vài dấu vết của mấy viên gạch cũ.
Thành Tuyên hình vuông, mỗi bề dài 275m; tường cao 3m; dày 0,8m đã vật vã tồn tại 418 năm qua trước bao nhiêu dâu bể - thế rồi, giờ đây, nó phải “quy hàng” rồi bị dồn đến chỗ “thất thủ” trước dự án gần 10 tỉ đồng kia. Không lấy ý kiến nhân dân, không tham khảo ý kiến những người thật sự yêu mến, thích thú, am hiểu về di tích thành nhà Mạc trên xứ Tuyên và cả nước, thế nên, dự án đã có một “quy trình” thực thi mà tự những người trong cuộc cứ thế vừa “đá bóng” vừa “thổi còi”, rồi tự cho mình là đúng! Tôi có cảm giác, toà cổ thành 418 năm tuổi, đã hội tụ bao nhiêu thương yêu, cả máu và nước mắt của bao thế hệ người xứ Tuyên kia như chiếc đèn thần của Alađin, thế rồi, người ta bỏ gần chục tỉ đồng ra để “đánh tráo” nó đi, “đền” vào đó một cây đèn đồng nát.
Trước tập hồ sơ dày cồm cộp, dấu triện đỏ, bản vẽ mênh mông mà người ta đặt trước mặt mình để “giải trình” về việc thành Tuyên biến thành lò gạch một cách đúng quy trình ra sao, tôi chỉ biết ngậm ngùi. Ai duyệt, ai vẽ dự án, ai thi công, ai giám sát, ai nghiệm thu, ai xuất ra tiền tỉ (từ tiền thuế của dân) để đẩy thành cổ ra nông nỗi: Một “di tích” phủ bóng gạch mới và vôi vữa ximăng, kèm theo xích sắt và cọc sắt sáng quắc này? Bất kể là bộ hay là cục, là UBND tỉnh hay sở nọ sở kia, thì vẫn có một sự thật: Người ta đã gọt bỏ rêu phong, đã phá đi dấu tích 418 năm lịch sử tuyệt vời của thành Tuyên để thu về cái thứ “1 ngày tuổi”.
Lại còn thế này, có người thậm chí còn yêu cầu “dỡ gạch hai bên tường (của cổng thành) thấp xuống, mở rộng tầm nhìn cho xe cộ” (trích văn bản mà chúng tôi đang có trong tay), ôi chao, trùng tu như thế là... chọc tiết di tích đấy, các vị ơi. Nữa, các phom cổng, các bức tường thành lưu dấu mấy trăm năm dâu bể đẹp rực rỡ như thế, vì sao phải phun hoá chất “diệt trừ tận gốc cây dại” để làm mới di tích, trong khi các “toà thiên nhiên” cây bám, dây leo, cây cổ thụ đã là một phần giá trị không thể thiếu của di tích?
Sự kỳ khôi này, có lẽ, chỉ những người trong cuộc mới hiểu nổi.
Thành nhà Mạc 418 năm tuổi, sau khi bộ “rót” tiền tỉ vào đầu tư, nó đã mới toe như mới 1 ngày tuổi; và... kém thẩm mỹ như thế này đây!
Thành nhà Mạc 418 năm tuổi, sau khi bộ “rót” tiền tỉ vào đầu tư, nó đã mới toe như mới 1 ngày tuổi; và... kém thẩm mỹ như thế này đây!
“Giữ nguyên di tích gốc hiện có” theo kiểu... “làm mới”?
Từ ngày 1.3.1996, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Tuyên Quang - ông Vũ Mạnh Thắng đã có thông báo về chủ trương đầu tư trùng tu di tích thành nhà Mạc. Có vẻ thận trọng lắm, bởi phải 11 năm sau, năm 2007, UBND tỉnh Tuyên Quang đã có tờ trình gửi thường trực Tỉnh uỷ, theo đó, “nguyên tắc trùng tu” là phải: “Phải tận dụng, sử dụng loại vật liệu xây dựng của di tích gốc đã có; nghiêm cấm không được làm thay đổi, biến dạng di tích gốc và phải đảm bảo giữ nguyên di tích gốc hiện có”.
Và, đến tháng 12.2007, Chủ tịch UBND tỉnh Tuyên Quang đã ký quyết định “phê duyệt chủ trương” với nguyên tắc trùng tu tương tự. Tuy nhiên, không biết họ làm kiểu gì, mà việc “giữ nguyên di tích gốc hiện có lại đồng nghĩa với việc biến các phom cổng thành cổ, hoang phế, đẹp như một kỳ quan kia thành cái... “lò gạch mới”.    
Đỗ Doãn Hoàng




2 nhận xét:

  1. bây giờ người ta phá hoại nhiều thứ lắm. Nhà nước thì cho phá ruộng xây sân gôn, xây nhà máy; cơ quan đang có nhân tài, phá rồi đưa mấy thằng đầu đất vào thay; dân thì phá nhà cổ xât nhà mái bằng (vì nhà nước chả hỗ trợ cho dân giữ nhà); bà con dân tộc phá nhà sàn bán gỗ xây nhà cấp 4 lợp bờ-rô ximang...
    có anh có vợ rõ xinh, phá phách rồi cặp với con ong rõ xấu ...he he

    Trả lờiXóa
  2. Vừa rồi người ta còn phá tan tỉnh Hà Tây để xây dựng Thủ đô đấy thôi.
    Đáng ra thủ đô nên xây dựng hướng ra biển thì lại rúc lên rừng.
    Bó tay...

    Trả lờiXóa