Thứ Hai, 20 tháng 12, 2010

Ông Trần Đăng Tuấn: 'Tôi không tới AVG vì ghế CEO'

'Ở tuổi của tôi, tiền tài, địa vị không còn quá hấp dẫn. Điều tôi muốn là được trải nghiệm những gì mình chưa có trong mấy chục năm qua', nguyên Phó tổng giám đốc Đài THVN Trần Đăng Tuấn chia sẻ với VnExpress.net về công việc mới.

- Từng là Phó tổng giám đốc Đài truyền hình Việt Nam, động lực nào đã khiến ông quyết định về "đầu quân" cho một doanh nghiệp tư nhân như Công ty Nghe nhìn toàn cầu (AVG)?
- Ở tuổi của tôi, thật khó để nói rằng tôi đi làm ở đâu đó để nghĩ đến quyền lợi của hàng triệu người, như ai đó nói. Nói như vậy to tát quá. Tôi cũng không còn quá sung sức. Tuy vây, cũng tự cảm thấy mình còn chút khả năng nào đấy, được tính bằng số năm nhất định. Tôi muốn dùng quỹ thời gian ấy, khả năng ấy để trải nghiệm những điều khác so với những gì tôi đã trải qua trong mấy chục năm vừa rồi. Đấy là nguyên nhân chính khiến tôi tiếp tục làm việc.
Riêng về AVG, đây là một mảnh đất mới. Một mảnh đất mới thì bao giờ cũng quyến rũ cho dù mình chưa hiểu nhiều về nó. Ở tuổi này, tôi vẫn tự cho phép mình có những thử nghiệm và coi đó là niềm vui.
"Tiền tài, địa vị không còn quá hấp dẫn đối với tôi". Ảnh: Nhật Minh

Ông Trần Đăng Tuấn được mời làm Tổng giám đốc AVG


Ông Trần Đăng Tuấn. Ảnh: V.Anh.
Ông Trần Đăng Tuấn. Ảnh: V.Anh.

Sáng nay, ông Phạm Phạm Nhật Vũ, Chủ tịch Công ty Nghe nhìn toàn cầu (AVG)cho biết, đã mời cựu Phó tổng giám đốc Đài truyền hình Việt Nam Trần Đăng Tuấn làm Tổng giám đốc AVG.

Theo ông Vũ, thời gian qua ông Trần Đăng Tuấn đã tham gia đóng góp ý tưởng cho sự phát triển của AVG. Tập đoàn đã mời ông Tuấn làm Tổng giám đốc AVG. Tuy nhiên, quyết định cuối cùng còn tùy thuộc vào ông Tuấn.
AVG là công ty truyền thông mới xuất hiện nhưng đang gây chú ý tại Việt Nam sau khi mua được bản quyền V-League trong 20 năm.
Hơn hai tháng trước, ngày 30/8, tiến sĩ Trần Đăng Tuấn (53 tuổi) đã gửi đơn lên Thủ tướng xin chuyển công tác khỏi đài. Trước đó, tại đại hội Đảng bộ Đài Truyền hình VN (24-25/8), ông đã không tham gia cấp ủy khóa mới.
Ngày 3/11, Thủ tướng đã ký quyết định để ông Trần Đăng Tuấn thôi chức Phó tổng giám đốc Đài truyền hình Việt Nam. Theo quyết định của Thủ tướng, nhiệm vụ cụ thể của ông Tuấn sẽ do Tổng giám đốc Đài Truyền hình Việt Nam phân công.
Vài ngay sau đó, ông Trần Đăng Tuấn đã được phân công công tác tại Trung tâm sản xuất phim truyền hình (thuộc Đài truyền hình Việt Nam) theo nguyện vọng cá nhân.
Ông Trần Đăng Tuấn sinh năm 1957, là tiến sĩ ngành truyền hình được đào tạo từ ĐH Tổng hợp Lomonosov (Liên Xô cũ). Ông đã có hơn 20 năm công tác tại Đài Truyền hình VN và có đóng góp quan trọng trong việc xây dựng chiến lược phát triển Đài Truyền hình VN giai đoạn 1996-2010.
Nhật Minh

nguồn: vnexpress

Người từ bỏ mức lương 10.000 USD

Thiếu kinh nghiệm, vốn đầu tư tiêu hết vèo chỉ sau 12 tháng, phải cầm cố cả nhà cửa, Nguyễn Ngọc Điệp vẫn không từ bỏ ý xây dựng web mua sắm có cái tên rất Việt - Vatgia.com. 

Cậu sinh viên từ bỏ giấc mơ Mỹ Chuyện lập nghiệp của ông chủ sàn OTC

Xuất thân từ một gia đình có truyền thống kinh doanh lâu đời (Nhà may Phú Hưng với hơn mười cửa hàng tại Hà Nội), dường như chẳng bao giờ Điệp phải lo toan đến những chuyện cơm - áo - gạo - tiền.
Năm 22 tuổi sau khi tốt nghiệp trường Đại học Ngoại Thương, Điệp nhanh chóng đầu quân cho một doanh nghiệp ở Nhật Bản rồi trở thành một trong những người làm thuê với mức lương tháng lên tới hơn 10.000 USD. Anh nhanh chóng tậu nhà, xe và nhiều phương tiện khác có giá trị mà chẳng cần bất cứ sự trợ giúp nào từ cha mẹ.
Tưởng chừng với bệ phóng vững chắc và khởi đầu suôn sẻ ấy, Điệp sẽ chọn lựa cho mình lối an toàn: Nối nghiệp gia đình phát triển nghề may lâu đời hoặc trở thành người làm thuê có mức thu nhập cao ngất ngưởng. Thế nhưng, khi đã có trong tay gần như mọi thứ - nhà cửa khang trang ở Hà Nội, xe hơi, khoản thu nhập mơ ước, Điệp vẫn đau đáu phải làm cái gì đó để bằng hiểu biết của mình đem lại nhiều giá trị cho xã hội hơn.
Ông chủ web Vatgia.com - Nguyễn Ngọc Điệp.

Thứ Năm, 16 tháng 12, 2010

AVG là ai?

TT - Rất nhiều người thắc mắc rằng AVG là ai mà có thể khiến Liên đoàn Bóng đá VN (VFF) đủ dũng cảm “ly dị” Đài truyền hình quốc gia (VTV)?
Trong vài tháng gần đây, làng truyền thông VN xôn xao bàn tán về sự xuất hiện của AVG, một công ty hoạt động trong lĩnh vực truyền thông mới xuất hiện, chưa có sản phẩm nào “trình làng”, nhưng được dự báo sẽ là một gương mặt đáng gờm với bất cứ ai, cho dù đó là Đài truyền hình quốc gia!
Công ty tư nhân đầu tiên được truyền dẫn phát sóng
AVG là viết tắt của Audio Visual Global - là tên gọi tắt của Công ty cổ phần nghe nhìn Toàn Cầu. Tháng 9-2010, AVG đã có một buổi tiệc ra mắt mang tính chất gặp gỡ thân mật. Tại đó, ông Phạm Nhật Vũ - chủ tịch hội đồng quản trị AVG - cho biết vốn pháp định của AVG là 1.400 tỉ đồng. Nhưng thông tin mới nhất do ông Vũ cho biết: vốn của AVG đã tăng lên 1.800 tỉ đồng, từ sáu cổ đông chính, trong đó có Tập đoàn An Viên.
Trong danh sách 100 người giàu nhất thị trường chứng khoán VN (tổng kết năm 2009), mọi người không thấy tên ông Phạm Nhật Vũ. Tuy nhiên, trong giới kinh doanh ở VN có lẽ không ai không biết ông Vũ - em trai của ông Phạm Nhật Vượng (Công ty Vincom, người được xem là giàu nhất VN hiện nay, căn cứ vào cổ phiếu trên thị trường chứng khoán).
“Việt Nam là một trong những nước phát triển nhanh nhất thị trường truyền hình trả tiền ở châu Á - Thái Bình Dương. SES tự hào hợp tác với các nhà điều hành dịch vụ truyền hình vệ tinh tư nhân duy nhất tại Việt Nam, và lên kế hoạch để hỗ trợ nhanh AVG chiến lược phát triển mạnh mẽ tại thị trường này“.
Ông Scott Sprague
(phó chủ tịch kinh doanh của SES)
Tập đoàn An Viên của gia đình họ Phạm là cổ đông lớn nhất của AVG. Công ty AVG đã được cấp các giấy phép cần thiết cho việc truyền dẫn phát sóng kỹ thuật số mặt đất trên phạm vi toàn quốc, truyền dẫn phát sóng kỹ thuật số vệ tinh. Như vậy, AVG là công ty tư nhân đầu tiên ở VN được phép truyền dẫn phát sóng truyền hình.
Hồi 10 giờ 10 phút 10 giây ngày 10-10-2010, AVG đã thực hiện việc phát sóng thử nghiệm. Hiện nay, các kênh truyền hình AVG chưa thể đến được với người dân là vì AVG chưa cung cấp đầu giải mã kỹ thuật số (set top box) ra thị trường.
Nỗi lo của các liên đoàn
Cách đây vài tháng, Bộ Văn hóa - thể thao và du lịch đã có một cuộc họp do Thứ trưởng Nguyễn Danh Thái chủ trì, với sự tham gia của đại diện các liên đoàn thể thao ở VN. Tại cuộc họp, lãnh đạo Bộ Văn hóa - thể thao và du lịch đã yêu cầu các liên đoàn nên hợp tác với AVG trong việc bán bản quyền truyền hình kéo dài 20 năm!
Đón nhận “chỉ đạo” này, đại diện các liên đoàn mang nhiều tâm trạng khác nhau. Người thì hớn hở vì “cả đời có bao giờ cầm được một đồng nào từ truyền hình, nay dù chỉ 100-200 triệu đồng/năm cũng quý”. Người thì băn khoăn: “Nhiệm kỳ chỉ có năm năm, làm sao tôi dám bán 20 năm?”. Người thì thắc mắc: “AVG đã có gì trong tay đâu, mua bản quyền rồi phát sóng ở chỗ nào? Không khéo mua xong rồi không có đầu ra làm ảnh hưởng đến các liên đoàn khi đi vận động tài trợ”...

Thứ Năm, 9 tháng 12, 2010

Thông báo ngắn

Nhân có cái tiệc hỷ của Mr Lâm Lào cai mời vào ngày CN 19.12. Anh em KV 2 dự kiến tranh thủ ngày nghỉ cuối tuần làm 1 cuộc du hý Lào cai - Sa pa.
Phương tiện: đi nhờ xe của Mr Hưng. Chương trình: do P.Văn Thể Du lên KH gửi anh em trước. Mọi người chuẩn bị sức khỏe tốt để đi nhé. Kinh phí thì hôm đó có pít-pít rồi (Mr Tiến làm việc với P.Kế toán cho chắc).
Thời gian đó lên Lao cai vào Sapa có thể có tuyết đấy ! Từ Lào cai đi Sapa là 38km.
TP Văn Thể Du kính báo




Thứ Sáu, 3 tháng 12, 2010

Tăng lực cho nhà phân phối

Vinamilk - Tăng lực cho nhà phân phối


Ngay khi triển khai thành công hệ thống Microsoft Dynamics SL, Vinamilk đã đồng thời đưa ERP và giải pháp bán hàng bằng PDA cho các nhà phân phối để củng cố năng lực quản lý.
Ngay khi triển khai thành công hệ thống Microsoft Dynamics SL, Vinamilk đã đồng thời đưa ERP và giải pháp bán hàng bằng PDA cho các nhà phân phối để củng cố năng lực quản lý.
Đã có 33 nhà phân phối (NPP) của Vinamilk trên toàn quốc tham gia vào mạng lưới triển khai ERP-PDA. Dự kiến đến cuối 2007, con số này sẽ tăng lên là 78 NPP .

Qui trình kinh doanh giữa Vinamilk và nhà phân phối
Theo qui trình kinh doanh, các sản phẩm sữa của Vinamilk được bán ra đầu tiên cho các NPP. Đây vừa là khách hàng lớn của Vinamilk vừa là điểm trung chuyển, phân phối sản phẩm của Vinamilk tới các đại lý, hiệu tạp hóa nhỏ. Tuy nhiên, do mỗi NPP lại đồng thời phân phối cho nhiều hãng khác nhau nên Vinamilk gặp khó khăn khi muốn sử dụng kênh này cho việc phát triển thị trường, tiếp thị sản phẩm. Vì vậy, việc kết nối qui trình tiếp thị và nhận đơn đặt hàng của Vinamilk với bộ phận giao hàng của các NPP là một bài toán mà hơn ai hết, Vinamilk phải tự giải quyết.

Ứng dụng tại NPP
Phan Kim Thành

Nữ nhân viên hệ thống của NPP Phan Kim Thành và một giám sát kinh doanh của Vinamilk cùng những chiếc máy Palm Z22.
Phan Kim Thành (PKT) là NPP của Vinamilk có trụ sở tại Q.7, TP.HCM. Ở đây, Vinamilk cử hai giám sát kinh doanh (GSKD) và 15 nhân viên bán hàng (NVBH) làm việc trực tiếp với NPP. Hàng ngày, từ 7-8 giờ sáng, các NVBH sẽ nhận các thiết bị cầm tay PDA được cập nhật danh sách đại lý, các mục tiêu bán hàng trọng tâm. Sau một ngày làm việc, các kết quả này sẽ được cập nhật ngược vào hệ thống CNTT của NPP và trung tâm dữ liệu của Vinamilk. Nhân sự của NPP cũng thay đổi khi đưa hệ thống này vào. Trước đây, các NPP thường có nhân viên thống kê. Tuy nhiên, khi đưa ứng dụng ERP vào công việc này không còn cần thiết, thay vào đó là nhân viên hệ thống. Hàng ngày, nhân viên này phụ trách việc nhận dữ liệu từ Vinamilk cùng kế hoạch kinh doanh của các GSKD và cập nhật vào hệ thống của PKT cũng như vào Palm Z22.

Palm Z22 là thiết bị cầm tay mà Vinamilk trang bị đồng loạt cho các NPP có màn hình cảm ứng đơn sắc (đen- trắng), giá khoảng 100 USD/chiếc. Với phần mềm bán lẻ do công ty FPT Software phát triển, chiếc máy đã trở thành công cụ hữu ích dành cho các NVBH. Nhiều lợi ích có thể thấy được từ việc ứng dụng PDA. Trước hết, Z22 tiếp nhận các lộ trình bán hàng theo đúng kế hoạch các GSKD đề ra. Thứ hai, Z22 thay thế cho hàng đống hồ sơ, giấy tờ liên quan tới từng đại lý mà trước đây các GSKD vẫn phải mang theo. Thứ ba, Z22 hỗ trợ mạnh các chương trình khuyến mãi mà NVBH đôi lúc không thể nhớ hết vì có quá nhiều kiểu khuyến mãi.

Từ trái sang: ông Trần Nguyễn Sơn, bà Phan Kim Nga - giám đốc NPP Phan Kim Thành và đại diện của FPT.

Có thể thấy trong văn phòng không máy lạnh của PKT, CNTT đã có chỗ đứng. Trong 4 tháng qua, họ đang ứng dụng một trong các giải pháp ERP tầm trung của thế giới –Microsoft Dynamics SL, cho các qui trình kinh doanh chính như kế toán, tổng hợp số liệu, in đơn hàng v.v. Được biết, Vinamilk cung cấp toàn bộ các giải pháp này cho gần 200 NPP. “Chi phí thực sự không cao lắm. Vì Vinamilk mua các giải pháp này theo gói chứ không theo module. Vinamilk cũng có điều kiện là các NPP phải ưu tiên bán hàng hiệu quả cho Vinamilk với những cam kết cụ thể”, ông Trần Nguyễn Sơn, giám đốc CNTT của Vinamilk cho biết.

Để phục vụ cho gần 200 NPP trên toàn quốc, Vinamilk đã thuê dịch vụ hỗ trợ kỹ thuật qua điện thoại (call center) của FPT. Dịch vụ này sẽ hỗ trợ nhanh từ việc sửa chữa gấp trong vòng một giờ đến việc thay luôn từng chiếc máy tính để bàn của NPP. Vinamilk cũng đòi hỏi các NPP phải có hệ thống sao lưu dữ liệu để phòng trường hợp hệ thống gặp sự cố. Phòng CNTT của Vinamilk giữ vai trò giám sát hệ thống.

Đến nay, Vinamilk đã triển khai Microsoft Dynamics SL và Palm Z22 cho 10 NPP ở HN và 23 NPP tại TP.HCM. Mười sáu NPP khác ở khu vực Đông Nam Bộ đang trong giai đoạn hoàn tất cài đặt phần mềm. Dự kiến, đến cuối năm nay, Vinamilk sẽ triển khai xong phần mềm cho 78 NPP và đến tháng 7/2008 là 187 NPP. Mạng lưới các NPP được Vinamilk tăng lực sẽ còn tiếp tục dược mở rộng.

Phi Quân