Thứ Năm, 14 tháng 10, 2010

COPY & PASTE


RÕ LÀ TỘI CỦA TRUYỀN THÔNG NHÀ NƯỚC

.

Xuất hiện từ hôm 08/10/2010, video-clip quay một cô gái tắm ở sát chân cầu Ngọc Sơn đang làm LOẠN mạng và cả các báo Nhà nước.

Nào là”xôn xao”, nào là “sốc”, nào là “phản cảm”, nào là “bất bình”…
Rồi “Tắm tiên” ở Hồ Gươm: Trò đùa công nghệ? “Thiếu nữ “tắm tiên” ở Hồ Gươm hoàn toàn không có thật”

Trong thời đại @ này, mọi chuyện đều được đưa lên mạng.
Nhiều chuyện nhà nước muốn BỊT (vụ cướp cò pháo hoa là ví dụ gần nhất) cũng chẳng được.
Tôi không đồng ý với chuyện BỊT thông tin. Vì như đã nói rất-rất nhiều lần, thiếu thông tin chỉ DUNG DƯỠNG tin đồn nhảm.

Nhưng chuyện muốn nói ở đây là THÁI ĐỘ của truyền thông nhà nước với các THÔNG TIN NHẢM.

Tôi đã cũng rất-rất nhiều lần phê phán cách đưa tin kiểu LÁ CẢI của TTXVN/Vietnam+, của VietNamNet và nhiều báo nhà nước khác. Nói họ CÂU KHÁCH RẺ TIỀN còn là quá nhẹ.
Trọng trách hướng dẫn dư luận đã bị LỆCH LẠC đến tệ hại.
Tôi cho rằng để chuyện”học sinh đánh nhau rồi quay clip đưa lên mạng”nay đã thành vấn nạn có một PHẦN LỖI KHÔNG NHỎ của chính truyền thông nhà nước.

Search Google bằng cụm từ “ảnh nuy của thiếu nữ Hà thành xưa”, sau 37 giây sẽ được 285,000 kết quả


 Tôi không thể chấp nhận một tin có ‘tít’ như thế này: Xem ảnh nude của thiếu nữ Hà thành xưa – VietNamNet

Truy nguyên, tôi được biết đầu tiên bài này được báo Đất Việt (Diễn đàn của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ Thuật Việt Nam có slogan: KẾT NỐI SỨC MẠNH VIỆT ) cập nhật lúc 14g16 ngày 12/10/2010 Ảnh hiếm thếu nữ Hà Nội xưa tắm nude

Bài này lập tức được báo Dân Việt (báo điện tử của báo Nông thôn Ngày nay) đăng lại lúc 15g32 ngày 12/10/2010, ở mục VĂN HÓA: Ngắm ảnh tắm nude của thiếu nữ xưa

Ngày thứ Tư, 13/10/2010, lúc 11g33 VietNamNet (Cơ quan chủ quản là Bộ Thông tin và Truyền thông) THA VỀ mục Tin nhanh Xã hội, đổi tít như trên.

 

Còn gì là LUÂN THƯỜNG ĐẠO LÝ, khi họ mời độc giả xem BÀ , CỤ MÌNH CỞI TRẦN ?

KHỐN NẠN HƠN, phần chữ của các bài báo này lại LÊN GIỌNG:
Những cô gái Hà Nội trong áo dài truyền thống, thiếu nữ thánh thiện trong trường dòng, thôn nữ ngoại thành tắm ao… là những bức ảnh hiếm về thiếu nữ Hà Nội cách đây một thế kỷ.

Theo một nhà nghiên cứu về Hà Nội, thiếu nữ Hà Nội ngày xưa được tiếng kín đáo, nết na, đảm đang, khéo léo. Giọng nói của thiếu nữ Hà Nội luôn nhẹ nhàng, ý nhị, lịch sự, tươi tắn, phát âm chuẩn. Đặc biệt, họ không nói trống không, nói tục hay cười hô hố hoặc gọi nhau í ới ngoài đường.   Bước đi của thiếu nữ Hà Nội lúc nào cũng khoan thai, uyển chuyển, nhấc cao chân để không phát ra tiếng động nơi công cộng, không gõ guốc cồm cộp hay kéo lê đôi dép quèn quẹt…
Trước những biến động của thời cuộc, hình ảnh người thiếu nữ của Hà Nội đã thay đổi ít nhiều. Thiếu nữ Hà Nội ngày nay năng động và tự tin hơn trong một xã hội hiện đại hướng tới bình đẳng giới. Hình ảnh người thiếu nữ truyền thống của Hà Nội cổ kính đã phai nhạt, có lẽ chỉ còn tồn tại trong ký ức của một lớp người cao tuối.
Triển lãm ảnh “Ký ức Hà Nội xưa”, đang diễn ra tại chợ Hàng Da (Hà Nội) là một cơ hội để người Hà Nội được nhìn lại những hình ảnh ấy. Triển lãm quy tụ trên 1.000 bức ảnh do kiến trúc sư Ðoàn Bắc và nhà giáo Ðoàn Thịnh sưu tầm, được chia thanh nhiều chủ đề, trong đó có chủ đề về thiếu nữ Hà Nội trong thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20. Xin giới thiệu một số bức ảnh đặc sắc trong triển lãm.

 

Tôi không thể hiểu lý do báo Dân Việt và VietNamNet LƯỢC ĐI 04 ảnh trong bài copy của Đất Việt. Rồi đảo thứ tự ảnh để KẾT THÚC bằng 2 ảnh các cụ mặc yếm và tắm ao.

 

Trong entry Sự thật đằng sau chiếc yếm bỏ ngỏ ngày 20/02/2010, tôi đã PHÊ BÌNH hai nhà nhiếp ảnh và BTC (trong đó có bác Dương Trung Quốc) trong việc tổ chức triển lãm “Để hiểu hơn về một Hà Nội xưa”.

 

Tôi muốn nhắc lại ý kiến của bác Trịnh Thanh Thủy (http://www.talawas.org/?p=16077) mà tôi đã rất tán đồng:

Tôi trộm nghĩ cái thời xa xưa đó (có thể là 1888), chắc chưa có nghề người mẫu khoả thân cho các tay chụp hình chuyên nghiệp tha hồ chụp như bây giờ, nhất là các tay phó nhòm lại là người Tây phương. Và vào những năm người Pháp bắt đầu đô hộ chúng ta chưa có phong trào lấy Tây cũng như sự hiện diện của nhà thổ (ra đời khoảng 1940 trở đi). Vậy thì ba giả thuyết: người mẫu chuyên nghiệp, vợ Tây và gái giang hồ có thể bỏ qua một bên.

Chỉ có giả thuyết cuối cùng là những người dân lao động quê mùa này bị ức hiếp, bắt buộc phải tuân thủ làm theo mệnh lệnh “bắt cởi phải cởi, bắt chết phải chết” của người chủ nô lệ.

Khuôn mặt nô lệ buồn bã, chịu đựng của tấm hình số 2 cũng vậy, nó thuần túy một tấm hình khoả thân trần trụi không một nét nghệ thuật văn hoá nào cả.

Hỏi lại thì mẹ tôi trả lời thế này. Thời bà ngoại tôi sống, lúc đó chưa có áo ngực (su chiêng) thì mặc áo yếm, nhưng áo yếm chỉ là áo lót, bên ngoài phải mặc áo ngắn, áo cánh hay áo dài. Khó khăn hơn thì phải bịt chặt ngực lại hay nén ngực chứ không phải hớ hênh vậy đâu. Thời Pháp thuộc, người dân ai cũng sợ lính Tây lắm, nhất là lúc chúng qua làng đi ruồng bố. Mẹ kể, em gái của mẹ khi đó gánh hai gánh phân đi trên đường làng, tụi Tây thấy la “gái gái” và ào tới lột quần áo cưỡng hiếp cô (mặc cho phân rơi rớt) ngay trên đường làng trước mắt bao nhiêu người mà không ai dám can thiệp. Do đó việc chúng bắt phụ nữ cởi truồng hay trần cho chúng chụp hình là chuyện thường tình.

… Nếu xét theo thực chứng, chúng ta xem thêm rất nhiều những bức hình chụp cảnh dân cư Hà Nội lúc đó, ta thấy phụ nữ ăn mặc rất đàng hoàng, kín đáo thậm chí đến nỗi bít bùng hai ba lớp nữa kia. Chỉ có vài ba tấm hình phụ nữ ở trần này nằm lẫn lộn vào gây ấn tượng mạnh làm bẻ cong sự thật.

Khi tôi viết bài này, qua những email truyền đi trên mạng thì tôi và bạn bè tôi, hầu hết ai cũng nhận được các bức hình khoả thân với tựa đề “Hình ảnh phụ nữ VN khoả thân của đầu thế kỷ trước” được phát tán và lưu hành khắp nơi. Loạt hình đó, theo lối sắp xếp dàn dựng cảnh và người thì ai cũng đoán ra cùng một nhiếp ảnh gia là tay chơi thích chụp những hình ảnh khiêu dâm.

Trong bộ sưu tập ảnh hoàn toàn khoả thân này có vài ba tấm hình hở ngực đã được đem ra trưng bày trong buổi triển lãm vừa qua. Tôi còn lưu giữ những tấm ảnh này nhưng chỉ đưa ra ba tấm ảnh hở ngực còn những tấm kia hoàn toàn trần trụi và mang đầy vẻ dung tục.

Theo tôi, việc đem những tấm ảnh hở ngực trưng bày chen lẫn với những tấm ảnh và bưu thiếp đứng đắn về Hà Nội xưa dễ làm người xem lầm lẫn. Điều tai hại là hậu ý tạo nên cái nhìn sai lạc về một văn hoá và lịch sử của một dân tộc. Ai xem xong cũng tưởng thời ấy phụ nữ Việt ta bệ rạc bên bàn hút, nhếch nhác thả ngực trần như vậy kể cả lúc quang gánh lao động.

Điều đau lòng hơn là người Pháp đã dùng những tấm hình ngực trần ấy làm bưu thiếp. Ngày ấy bưu thiếp rất phổ thông và đa dụng. Người ta sử dụng bưu thiếp với nhiều mục đích như phát triển nghệ thuật, thương mại như du lịch và chính trị như truyền bá một tư tưởng nổi loạn hay hình ảnh một lãnh tụ.

Với một ý đồ chính trị là khai thác chiếc yếm bỏ ngỏ, người Pháp đã dùng những tấm bưu thiếp này lăng nhục phụ nữ Việt Nam như một dân tộc thuộc địa mọi rợ. Nó cũng có tác dụng lôi cuốn đàn ông Pháp càng thấy thích thú hơn trên con đường nhập ngũ viễn chinh qua Việt Nam.

 

ĐÃ TƯỞNG, NHỮNG ĐẦU ÓC NGU MUỘI, MẮC BẪY THỰC DÂN ĐẾ QUỐC ĐÃ TỈNH RA. NHƯNG KHÔNG PHẢI.
Triển lãm trên 1.000 bức ảnh do kiến trúc sư Ðoàn Bắc và nhà giáo Ðoàn Thịnh sưu tầm, tại chợ Hàng Da (Hà Nội) LẠI TIẾP TỤC NHỤC MẠ TỔ TIÊN ÔNG BÀ.

Tôi xin được xin lỗi  2 nhà sưu tầm nếu các ông chỉ sơ xuất. Nhưng BTC thì KHÔNG ĐƯỢC PHÉP “rơi vào vết xe đổ”.

 

KHỐN NẠN HƠN (TÔI NHẮC LẠI VÀ NHẤN MẠNH), BÁO CHÍ CHÍNH THỐNG THÌ ĐĂNG BÀI TIẾP THỊ, QUẢNG CÁO THEO CÁCH NHƯ TRÊN.

 

ĐỪNG ĐỔ LỖI CHO THẾ HỆ TRẺ !

HÃY TỰ SOI LẠI CHÍNH MÌNH ĐI, THƯA CÁC QUAN CHỨC CÓ TRỌNG TRÁCH HƯỚNG DẪN DƯ LUẬN VÀ QUẢN LÝ VĂN HÓA !

ĐỂ HÌNH THÀNH NHỮNG THỊ HIẾU THẤP HÈN HIỆN NAY, TRUYỀN THÔNG NHÀ NƯỚC LÀ KẺ CÓ TỘI.


.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét